Công dụng của thuốc tím trong thủy sản

CÔNG DỤNG CỦA THUỐC TÍM TRONG NGÀNH THỦY SẢN

Thuốc tím KMnO4 là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong ngành thủy sản với công dụng chính là xử lý nước ao nuôi, diệt khuẩn và khử các chất độc hại trong ao nuôi hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về thuốc tím và công dụng của thuốc tím trong ngành thủy sản, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về thuốc tím

Thuốc tím, hay còn gọi là Kali pemanganat, potassium permanganate hoặc KMnO4.

Thuốc tím có dạng tinh thể không mùi, có màu tím ánh kim rất đặc trưng và có khả năng hòa tan trong nước. 

KMnO4 là một loại hóa chất vô cùng phổ biến được sử dụng để xử lý nước. Với tính năng diệt khuẩn mạnh mẽ, thuốc tím giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong ao nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, thuốc tím được sử dụng để điều trị các bệnh về da và mang cho tôm cá.

Thông tin sản phẩm:

  • Công thức hóa học: KMnO4
  • Hàm lượng: 99,3% tối thiểu (hàm lượng chính)
  • Quy cách đóng gói: 50kg/thùng
  • Xuất xứ: Trung Quốc, Ấn Độ
Tìm hiểu về thuốc tím
Tìm hiểu về thuốc tím

2. Công dụng của thuốc tím trong thủy sản

  • Diệt khuẩn, nấm, tảo và vi rút gây bệnh cho tôm cá. Giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh.
  • Giảm lượng chất hữu cơ trong nước ao nuôi. 
  • Thuốc tím có tính năng khử các chất hữu cơ trong nước, oxy hóa các chất hữu cơ lắng đọng ở đáy ao. Đồng thời, giúp giảm mật độ tảo trong ao nuôi.
  • Chữa các bệnh về da và mang do ký sinh trùng gây ra cho cá tôm.
  • Oxy hóa các chất diệt côn trùng như rotenone và antimycin và ngăn chặn quá trình nitrat hóa.
  • Trong môi trường nước, việc sử dụng đúng liều lượng KMnO4 có thể loại bỏ hoàn toàn nhóm động vật nguyên sinh và nhóm vi khuẩn dạng sợi gây hại cho tôm.
Công dụng của thuốc tím trong thủy sản
Công dụng của thuốc tím trong thủy sản

3. Cách sử dụng thuốc tím trong ngành thủy sản

Để sử dụng thuốc tím trong nuôi trồng thủy sản, ta có thể hòa tan thuốc vào nước và phun đều khắp ao hoặc phun trực tiếp vào dàn quạt nước để lan tỏa thuốc đều trong ao và tăng hiệu quả xử lý.

Nên sử dụng thuốc tím vào đầu và cuối vụ nuôi, không nên sử dụng trong quá trình nuôi. Vì khi thuốc tím tan trong nước có thể gây độc cho tôm.

Liều lượng thuốc tím cần tuân thủ theo lượng chất hữu cơ trong nước. Nếu không đủ lượng thuốc tím sẽ không có độc tính đủ để tiêu diệt mầm bệnh.

Các liều lượng sử dụng tham khảo:

  • Để khử mùi và vị nước, nên sử dụng tối đa 20 mg/L.
  • Để diệt khuẩn, nên sử dụng 2-4 mg/L. Tuy nhiên, liều diệt khuẩn cần phải điều chỉnh theo lượng chất hữu cơ trong nước.
  • Đối với việc diệt vi rút, nên sử dụng liều 50 mg/L hoặc cao hơn.
Cách sử dụng thuốc tím trong ngành thủy sản
Cách sử dụng thuốc tím trong ngành thủy sản

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím để đạt hiệu quả

Khi sử dụng thuốc tím, cần lưu ý thực hiện vào buổi sáng để có thể quan sát sự thay đổi màu sắc của thuốc trong khoảng 8-12 giờ.

Việc sử dụng thuốc tím có thể làm giảm lượng oxy trong ao, do đó cần tăng cường chạy quạt nước để đảm bảo sự thoáng khí cho tôm.

Thuốc tím dạng dung dịch rất dễ bị phân hủy, vì vậy sau khi pha xong, chúng ta nên sử dụng ngay để đảm bảo hiệu quả. 

Để bảo quản thuốc, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.

Từ bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức về công dụng của thuốc tím trong thủy sản. Hiện nay, hóa chất thủy sản Việt Mỹ là đơn vị cung cấp thuốc tím chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất trên thị trường. Nếu quý khách có nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ với hóa chất Hà Nội qua số điện thoại của chi nhánh gần nhất được liệt kê ở cuối trang web để được tư vấn và báo giá.