KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA VÀ CÁ BASA TRÊN BÈ

MỤC LỤC

Kĩ thuật nuôi cá tra và cá basa trong bè

 Giống và chọn giống

1. Đặc điểm sinh học của cá tra và basa:

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và basa (Pangasius bocourti) là 2 loài cá bản địa của Việt Nam và một số nước lân cận (Lào, Campuchia và Thái Lan).

Cá tra có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống được ở những ao hồ chật hẹp, thiếu oxy, nên nuôi được mật độ rất cao. 

Cá basa chỉ sống chủ yếu ở sông nước chảy và được nuôi trong bè, chịu đựng điều kiện chật hẹp, thiếu oxy kém hơn cá tra. 

Cá tra: Nhuyễn thể: 35,4%; Cá: 31,8% ; Côn trùng: 18,2% ; Thực vật thượng đẳng: 10,7%

Cá basa: Mùn bã 63,1%; Rễ thực vật 21,1%; Giáp xác 14%; Trái cây 12,1%; Côn trùng 6,7%; Nhuyễn thể 5,4%; Cá 4,5% 

  • Khi nuôi trong ao, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức như mùn bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy, thức ăn hỗn hợp và rất thích phân cầu.
  • Cá basa cũng dễ dàng sử dụng các loại thức ăn khác nhau như hỗn hợp tấm, cám, rau và cá vụn (nấu chín) nên thích hợp cho nuôi dưỡng trong bè. 
  • Trong tự nhiên, cá tra có thể sống trên 20 năm, cỡ cá lớn nhất đã gặp dài 1,8m. Nuôi trong ao một năm đạt 1-1,5kg/con. 
  • Cá basa cũng có tốc độ lớn khá nhanh, sau một năm nuôi lớn được 0,7 – 1,3kg/con. Nuôi trong bè sau 2 năm đạt tới 2,5kg/con. Trong tự nhiên đã gặp cỡ cá dài 0,5m 
  • Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3-4 năm, cá basa từ 4-5 năm.
  • Vào mùa thành thục (từ tháng tư trở đi) cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng
  • Vì vậy cá không đẻ tự nhiên ở phần sông Mêkông của Việt Nam.
  • Bãi đẻ của cá nằm ở khu vực từ địa phận tỉnh Cratie của Campuchia trở lên. Tại đây có thể bắt được những cá bố mẹ 15kg với buồng trứng đã thành thục.

 

2. Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tra và basa

2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ:

Cá bố mẹ chọn nuôi vỗ phải khỏe mạnh, có độ tuổi 3 tuổi trở lên (nặng 2,5-3kg).

  • Nơi nuôi cá bố mẹ: có thể trong ao đất hoặc trong bè: 
  • – Trong ao đất: diện tích ao ít nhất 500 mét vuông trở lên (cá tra) và 1500 mét vuông (cá basa), độ sâu từ 1,2-1,5m
  • . Nguồn nước cấp cho ao phải sạch và chủ động cấp thoát.
  • Ao nuôi phải được thay nước thường xuyên, có thể lợi dụng thủy triều hàng ngày để thay nước cho ao. 
  • – Nuôi trong bè: Bè đặt trên sông nước chảy để thuận lợi cho sự thành thục của cá bố mẹ. Mật độ thả nuôi:

2.2. Mùa vụ nuôi vỗ và thức ăn cho bố mẹ:

  • Mùa vụ nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 9 – 10 hàng năm, thức ăn phải có hàm lượng đạm 30% (cá tra) và 35% (basa) trở lên
  • . Có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá bố mẹ.
  • Các loại nguyên liệu chính là cá tạp tươi, cá khô, bột cá, ruốc, bột đậu nành, cám gạo, tấm, bột bắp, bánh dầu, rau xanh, bí, cơm, dừa v.v…
  • Cần phối chế hợp lý các thành phần để đảm bảo đủ hàm lượng đạm trong thức ăn.

  • Nếu hỗn hợp thức ăn là nguyên liệu cá tươi thì khẩu phần ăn cho cá 4-6% trọng lượng thân cá/ngày.
  • Nếu là thức ăn công nghiệp dạng khô (viên) thì 1-2% mỗi ngày. Mỗi ngày cho cá ăn 1-2 lần.
  • Thức ăn hỗn hợp chế biến cho cá bố mẹ trong bè phải có độ dẻo và dính để giảm bớt sự tan rã trong nước làm lãng phí thức ăn
  • . Trong ao có thể để thức ăn trong sàn (nong, nia) treo cách đáy 0,2 – 0,3m. 

2.3 Cho đẻ nhân tạo

2.3.1 Chọn cá bố mẹ 

  • . Cá đực có tinh dịch tốt, trắng và đặc. 2.3.2 Sử dụng kích dục tố
  • Kích dục tố có thể dùng đơn hoặc kết hợp nhiều loại (cho liều tiêm quyết định).
  • Dùng phương pháp tiêm nhiều lần sơ bộ (1-4 lần) và 1 lần quyết định cho cá cái, cá đực thì tiêm 1 lần cùng với liều quyết định của cá cái. 
  • Liều sơ bộ: 0,2 – 0,3mg não thùy/kg cá cái 

  • Liều quyết định: 1500-2000 UI (HCG) + 3 -5mg não thùy 
  • Hoặc 70 – 100microgam LHRHa +3 -5mg não thùy/kg cá cái 
  • Cá đực chỉ tiêm 1 lần với lượng dùng 1/4 – 1/3 so với liều quyết định của cá cái.
  • Ngoài ra, tuỳ theo chất lượng và độ thành thục của trứng để điều chỉnh liều lượng và phối hợp chủng loại kích dục tố cho thích hợp.

Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của người kỹ thuật 

Thời gian hiệu ứng của kích dục tố sau liều tiêm quyết định từ 8-12 giờ.

  • Khi cá rụng trứng, tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo.
  • Có thể khử dính trứng (sau khi thụ tinh) bằng Tanin hoặc không cần khử dính
  • cho trứng dính trên các giá thể làm bằng lưới nylon. Ấp trứng trong bể ấp hoặc bình weise (vây) 
  • Ở nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, cá bột sẽ nở sau 20 – 24 giờ (cá tra) và 28-33 giờ (basa)

. Cá tra sau khi nở 20 – 24 giờ, nhanh chóng chuyển cá xuống ao ương để tránh tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau khi bắt đầu hết noãn hoàng.

Đối với cá basa, nên chuyển cá bột hết noãn hoàng vào ương trong bể ximăng,

cá bột basa không ăn thịt lẫn nhau như cá tra bột. 

2.3.3 Ương cá giống: 

  • Thả cá bột và tiếp tục đưa nước từ từ vào ao cho đến khi đạt yêu cầu
  • . Mật độ thả 400-500 con trên mét vuông. Các khâu trên là nhằm đảm bảo được lượng thức ăn tự nhiên cho cá ngay sau khi cá bột xuống ao, hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của chúng. 
  • Sau khi thả bột, hàng ngày bổ sung tiếp tục thức ăn cho cá: cứ 10.000 cá bột dùng 200 gam đậu nành xay nhuyễn
  • nấu chín và 20 lòng đỏ hột vịt (luộc chín), trộn đều và rải đều khắp ao. 
  • Sau 10 ngày, tăng lượng thức ăn thêm 50% và cho ăn dậm trùng chỉ.
  • Sau tuần lễ thứ 2 có thể cho ăn thức ăn chế biến bằng cá và ốc (phần thịt) xay nhuyễn trộn bột gòn. 
  • Sau 1 tháng, cho ăn cám + bột cá (tỷ lệ 1/1) hoặc cám + cá tươi (tỷ lệ 1/2), mỗi ngày cho ăn 3-4 lần, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cá. 

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG NUÔI

1. Phẩm chất giống  cá tra

  • Cá thả nuôi vào bè cần được tuyển chọn cẩn thận để đảm bảo phẩm chất và đàn cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi: 

  • – Đàn cá phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, xây xát, loại bỏ những cá bị dị hình. 

  • Tránh thả các loạt cá quá lớn lẫn với cá quá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh ăn với cá nhỏ, làm cho chênh lệch đàn cá nuôi. 

  • Khi thả cá vào bè, cần thả từ từ để cá làm quen với điều kiện mới

  • . Tốt nhất là ngâm bao chứa cá giống trong nước bè 15-20 phút mới thả cá ra.

2. Mật độ thả nuôi 

  • Số cá thả nuôi cho một bè rất khác nhau, dao động từ 20.00 – 50.000 con cá giống/bè.
  • Kết quả tổng kết (8) cho thấy ở bè cỡ nhỏ thả mật độ cao hơn so với bè cỡ lớn.
  • Mật độ thả nuôi nói chung rất cao, trung bình 80 – 120 con
  • Cỡ cá tra thả nuôi từ 60-80g/con, cá basa từ 80-100g/con. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ 0947,464,464
  •  

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *