Hướng dẫn pha Cloramin B để khử trùng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG BỆNH VIỆN

  • SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG BỆNH VIỆN:

·         Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha: là nồng độ của dung dịch sau khi bạn pha. Ở đây chúng ta pha nồng độ 0,5% là diệt khuẩn tốt, tương đương với 20gam cloramin B pha với 1 lit nước sẽ được nồng độ 0.5%.

Trường hợp dùng clorin để thay thế dùng 7-8gam/lit nước. Tcca viên 2g (60%) từ 4-5 viên/lit. TCCA viên 20g (90%) từ 2-3 viên/lit. TCCA bột 90% từ 5-6gam/lit.

CLORAMIN B TIỆP KHẮC XỬ LÝ NƯỚC

Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch). 

·        Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v. 

·        Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại giữ nước và để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.

·        Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.

·        Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.

·        Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

·        Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 – 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

·        Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.

·        Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 – 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

·        Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

CHẤT KHỬ TRÙNG DIỆT KHUẨN – CHLORAMIN B SÉC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG BỆNH VIỆN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG TRƯỜNG HỌC

CLORAMIN B HÀM LƯỢNG BAO NHIÊU? CÁCH PHA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG DỊCH?

CÁCH PHA CLORIN ĐỂ SÁT KHUẨN THAY THẾ CLORAMIN B

CÁCH PHA TCCA 2G 20G ĐỂ SÁT KHUẨN THAY THẾ CLORAMIN B